Hệ thống Phuộc xe máy thường hư hỏng một cách “trầm lặng”. Do đó, đến khi phát hiện ra lỗi thì giảm xóc đã bị hỏng nặng và chủ xe phải tốn nhiều chi phí để sửa chữa.
1. Giảm xóc có tiếng kêu
Để khắc phục, cần tháo giảm xóc, nắn lại ti thủy lực bằng dụng cụ chuyên dùng. Nên đến các hiệu tin tưởng, bởi bộ phận này rất dễ bị đổi. Nếu lò xo của Thái Lan mà ti thủy lực của Trung Quốc thì chất lượng cả giảm xóc cũng chỉ bằng đồ Trung Quốc.
2. Lệch tay lái
Phuộc xe máy
3. Chảy dầu giảm xóc
Đối với giảm xóc trước, việc thay dầu dễ dàng hơn vì có cấu tạo tháo rời pít-tông và xi-lanh. Cần đổ dầu giảm xóc đúng chủng loại và lượng. Nếu sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng có nghĩa là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả “air” qua ốc xả ở đáy giảm xóc.
Kinh nghiệm sử dụng
Theo kinh nghiệm của các trung tâm bảo hành xe, có nhiều trường hợp hệ thống giảm xóc bị hư hỏng do cách sử dụng xe không đúng. Ví dụ, trên phần lớn các loại phuộc nhún thuỷ lực đều ghi rõ các vạch phân cách tải trọng (ống phuộc sau) khi chở đôi hoặc chạy một mình. Phổ biến cho các loại xe phổ thông là hai vạch tải trọng khi chạy một mình và khi chở người ở phía sau; đối với một số loại mô tô phân khối lớn lại có nhiều vạch tải trọng khác nhau.
Tại Việt Nam, việc chạy một mình hoặc chở người ở phía sau được ngầm hiểu là sủ dụng phuộc nhún ở mức đầu tiên (chạy một mình). Tuy nhiên, khi bạn phải chở một người có trọng lượng vượt quá 60 kg, cần phải tăng đơ phuộc nhún lên mức cao để đảm bảo sức chịu đựng của phuộc nhún. Trường hợp chở 2-3 người, sẽ gây hư hại (một cách lâu dài) cho hệ thống giảm xóc.
Việc tháo các ốp nhựa hoặc xát-xi che bên ngoài phuộc nhún sau có thể gây gỉ sét cho lò xo nhún. Chỉ có những loại phuộc nhún đặc biệt dành cho loại xe thể thao mới có thể “lột trần” để tạo nên phong cách trẻ trung. Các lò xo nhún cũng được bao phủ bằng một lớp xi dày loại hợp kim đặc biệt hoặc phủ một lớp nhựa nên có thể chịu được sự mài mòn của cát bụi, nước mưa, bùn, đất…
Một giảm xóc còn tốt là mặt cán pít-tông phải sáng bóng suốt chiều dài, lỗ cán pít-tông trên xi-lanh không được có độ rơ ngang, khi kéo ra, ấn vào, không có màng dầu bám trên bề mặt cán. Để ti giảm xóc theo hướng thẳng đứng, độ chênh lệch cảm giác giữa ấn vào và kéo ra càng lớn càng tốt.
Thực tế phuộc sau không cần bảo dưỡng định kỳ, còn phuộc ống lồng trước thì chu kỳ thay dầu xi-lanh là 5.000 - 10.000 km.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét