Hệ thống giảm xóc (phuộc nhún xe máy) là một bộ phận đảm nhận việc chống xóc cho xe, đem lại sự vận hành êm ái bằng cách hạn chế các lực từ mặt đường (lốp xe) tác động lên khung sườn và toàn bộ xe. Thông thường xe máy có hai ống giảm xóc trước và sau bao gồm các bộ phận: lò xo, ty thủy lực, phớt chắn dầu, ống che bụi, đệm cao su, dầu,... Do đó, người sử dụng xe cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng phuộc xe máy để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
1. Những dấu hiệu hư hỏng của phuộc xe máy
Dấu hiệu thứ nhất của việc hư hỏng phuộc nhún là khi tải nặng hoặc đủ tải (2 người, 120 kg) đi vào gờ giảm tốc hoặc ổ gà thì đuôi xe bị văng, giật không ổn định. Đặc biệt khi vào đường xấu, toàn bộ lực từ mặt đường sẽ tác động lên khung sườn gây rung hoặc tê tay (nếu đi dài), xe đi có cảm giác không êm ái, cứng và xóc nảy hơn bình thường.
Rò rỉ dầu là dấu hiệu cuối cùng và dễ nhận biết nhất của việc hư hỏng phuộc nhún xe máy.
Dấu hiệu thứ ba là khi tay lái không cân bằng, bị lạng sang một bên, điều này thấy rõ nhất khi hỏng phuộc nhún xe máy trước ở những chiếc xe ga, lúc đó xe đi bị đảo, lệch hẳn lái sang một bên. Xe của bạn có thể đã bị gãy một bên lò xo hoặc bị cong ty thậm chí là gãy ty thủy lực.
Dấu hiệu thứ tư của việc hư hỏng giảm xóc là dầu bị rò rỉ và bám ướt vào ống giảm xóc. Thường khi phát hiện ra triệu chứng này cũng là lúc giảm xóc của bạn đã bị hư hỏng khá nặng, có thể là do hỏng phớt hoặc bị cong ty làm dầu chảy tràn ra ngoài.
2. Nguyên nhân khiến phuộc xe máy hư hỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hư hỏng phuộc nhún xe máy, có thể xuất phát từ thói quen sử dụng xe hàng ngày tới những lý do khách quan gây nên. Xe của bạn bị đổ, nghiêng dẫn tới cong giảm xóc (hoặc ty) gây nên việc chảy dầu, cọ xát vào ống lồng làm hỏng giảm xóc.
Hầu hết các phuộc nhún sau của xe máy đều có vạch phân cách tải trọng dùng để điều chỉnh khi xe vận hành với một người hay chở thêm người hoặc đồ phía sau. Phổ biến nhất trên các dòng xe số phổ thông (Honda Dream, Honda Future,...) là có hai nấc điều chỉnh với ký hiệu một người hoặc hai người, một số dòng xe phân khối lớn thì có nhiều vạch trọng tải hơn.
Cần điều chỉnh nấc giảm xóc phuộc nhún sau xe máy phù hợp với từng tải trọng.
Việc vận hành xe trong điều kiện địa hình xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà cũng làm giảm tuổi thọ của phuộc nhún xe máy. Cộng thêm xe bị bẩn, đất cát bám vào hệ thống giảm xóc (đặc biệt là giảm xóc sau xe ga) lâu ngày mà không chùi rửa sẽ làm xước ống lồng, xước ty thủy lực từ đó làm chảy dầu, tạo nên tiếng kêu khó chịu và giảm hiệu quả hoạt động của giảm xóc.
Chỉ cần thay thế các bộ phận hỏng của phuộc nhún xe máy mà không cần thay cả cụm.
Một số thợ sửa xe máy kinh nghiệm lâu năm nói rằng việc bố trí phuộc sau kiểu thẳng đứng (trên xe Honda Lead hoặc SCR...) sẽ làm giảm xóc nhanh hỏng hơn so với kiểu bố trí hơi xiên chéo (giảm lực tác động trực tiếp), đặc biệt là trong điều kiện đường sá ở Việt Nam chưa thực sự tốt.
3. Khắc phục và sửa chữa phụ hồi phuộc xe máy
Tùy theo mức độ hỏng hóc của phuộc nhún xe máy mà tiến hành sửa chữa hoặc thay thế cả cụm giảm sốc. Việc sửa chữa bao gồm nắn lại ty thủy lực nếu bị cong, mạ lại lớp mạ bên ngoài khi bị xước hoặc thay cả cụm ty. Phớt hoặc bạc phía trong hỏng thì chỉ cần thay thế những bộ phận này mà không nhất thiết phải thay cả cụm giảm xóc. Một số trường hợp lò xo bị han gỉ hoặc cong lệch mà ty, phớt còn tốt thì chỉ cần thay lò xo là được.
Người sử dụng xe cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng phuộc xe máy để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
Chi phí thay thế cả cụm giảm xóc trước trên các dòng xe số phổ thông khoảng 1 triệu đồng, giảm xóc sau là 800.000 đồng. Đối với xe ga, thay thế cụm giảm xóc trước hết khoảng 1,5 triệu đồng và giảm xóc sau là 700.000 đồng (do chỉ có một chiếc).
4. Tư vấn cách bảo dưỡng phuộc xe máy
Chỉ cần một chút chú ý trong quá trình sử dụng xe cũng có thể giảm đáng kể thiệt hại do việc hư hỏng phuộc xe máy. Cần rửa xe thường xuyên, tránh để xe quá bẩn, lúc rửa cần nhắc thợ làm sạch bùn đất bụi bẩm bám quanh giảm xóc (đặc biệt là giảm xóc sau xe ga). Không chở quá nặng, vượt quá trọng tải khuyến cáo của nhà sản xuất, hạn chế phóng nhanh trên những đoạn đường xấu (gây nên lực tác động đột ngột làm giảm xóc nhanh hỏng).
Đặc biệt cần chú ý sử dụng chốt thay đổi tải trọng khi chở thêm người hoặc hàng hóa phía sau. Cần chú ý đổ đúng chủng loại dầu cho giảm xóc (dầu thủy lực), tránh việc dùng dầu động cơ thay thế. Nên bảo dưỡng định kỳ phuộc xe máy khoảng một năm một lần để kịp thời phát hiện và sửa chữa ngay khi có sự cố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét